PRIVATE CLOUD – TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG
PRIVATE CLOUD – TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG
Private cloud thường được xem như là giải pháp cho tất cả vấn đề về điện toán. Nó được hứa hẹn như là giải pháp tiết kiệm chi phí, điện năng, triển khai nhanh chóng và khách hàng hoàn toàn có quyền kiểm soát hệ thống. Nhưng vậy thì chính xác ‘Private Cloud’ là gì? Tại sao mọi người vẫn chưa sẵn sàng dùng ‘Private Cloud’? bài viết này sẽ giải thích về Private Cloud, định nghĩa của nó và cách triển khai và những lựa chọn khách hàng có trước khi lựa chọn hệ thống Private Cloud phù hợp. Đầu tiên, chúng ta hãy đến với định nghĩa về Cloud và các mô hình trong công nghệ này.
‘Cloud’ chính xác là gì ?Trước khi đi vào công nghệ này, ta cần có cái nhìn rõ hơn về công nghệ Cloud. NIST (Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ) định nghĩa rằng:” điện toán đám mây – Cloud Computing là mô hình mạng tiện ích có khả năng truy cập vào 1 ‘hồ’ chia sẻ tài nguyên điện toán (như network, servers, storage, các ứng dụng và dịch vụ) và có thể nhanh chóng cung cấp, giải phóng tài nguyên mà không đòi hỏi nhiều bước hoặc can thiệp từ nhà cung cấp dịch vụ”.NIST liệt kê 5 đặc điểm cơ bản của Cloud Computing như sau:
- On-demand self-service – tự phục vụ nhu cầu: khách hàng có thể tự quản lý dịch vụ của họ mà không cần sự trợ giúp của phòng IT hoặc nhà cung cấp hosting.
- Broad network access – khả năng truy cập mạng rộng khắp: các dịch vụ Cloud cần được truy cập thông các công nghệ mạng bình thường.
- Resource pooling – hồ chứa tài nguyên: các dịch vụ chạy trong datacenter sử dụng hạ tầng chia sẻ với nhiều khác hàng khác nhau.
- Rapid elasticity or expansion – co giãn nhanh chóng: khả năng của dịch vụ Cloud có thể được co giãn dễ dàng theo đúng nhu cầu. Các dịch vụ phải được scale up và down theo đúng nhu cầu.
- Measured service – đo lường dịch vụ: khả năng của dịch vụ Cloud được tối ưu cho lưu lượng sử dụng của khách hàng và được báo cáo thường xuyên
NIST cũng liệt kệ 3 mô hình dịch vụ, được dùng để định nghĩa các dịch vụ cung cấp trong Cloud. Các mô hình này định nghĩa các dịch vụ như SaaS, PaaS và IaaS:
- Software as a Service – SaaS: trong mô hình này, các software chạy trong datacenter của nhà cung cấp và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Microsoft Office 365 là ví dụ điển hình của mô hình SaaS.
- Platform as a Serice – PaaS: trong mô hình này, 1 Server chạy trong trong datacenter của nhà cung cấp và được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên khách hàng được quản lý các ứng dụng chạy và lưu trữ dữ liệu trên Server này. Ngoài Window Azure, Thế Giới Cloud là ví dụ điển hình trong mô hình này.
- Infrastructure as a Serice – IaaS: trong mô hình này, Server chạy trong datacenter của nhà cung cấp, nhưng được quản lý hoàn toàn bởi khách hàng. Mọi thứ chạy trên Server thuộc hoàn toàn trách nhiệm của khách hàng: bao gồm OS (bất kỳ hệ điều hành nào), các ứng dụng và data lựu trữ trên Server.
Việc phân loại các mô hình dịch vụ như trên không có nghĩa định nghĩa các tiêu chuẩn thông thường nhưng được xem như là hướng dẫn thông thường cho mọi người dễ hiểu. Lưu ý quan trọng là luôn có những chồng chéo trong các mô hình dịch vụ. Đâu là điểm dừng của IaaS, và đâu là điểm bắt đầu PaaS? Định nghĩa như thế nào còn tuỳ vào việc ký kết với nhà cung cấp dịch vụ Cloud!
Tiếp nữa, NIST cũng định nghĩa 4 mô hình triển khai cho Cloud:
- Private Cloud – đây là hạ tầng cloud được dành cho chỉ DUY NHẤT 1 khách hàng. 1 hệ thống Private Cloudcó thể được đặt ở datacenter của khách hàng hoặc phòng computer nhưng cũng có thể đặt tại datacenter của nhà cung cấp dịch vụ. hệ thống Private Cloud có thể được quản lý bởi khách hàng, nhà cung cấp hoặc 1 bên thứ 3. Tuy nhiên, khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho giải pháp tại tất cả thời điểm.
- Public Cloud – đây là hạ tầng cloud, được dùng cho TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, không giới hạn đó là khách hàng cá nhân hoặc là công ty lớn. Public Cloud được dùng phổ biến và dễ dàng giống như điện thông thường vậy. Office 365 lại là ví dụ điển hình cho giải pháp Public Cloud, Microsoft Azure và Thế Giới Cloud cũng vậy.
- Community Cloud – là hạ tầng Cloud được chia sẻ cho nhiều tổ chức hoặc người dùng có chung mục đích. Việc quản lý 1 community cloud có thể do 1 một tổ chức hoặc 1 bên thứ 3.
- Hybrid Cloud – là hạ tầng cloud được kết hợp từ 3 mô hình cloud kể trên. Trong hệ thống Mirosoft Office 365, có thể có nhiều mailbox lưu trữ trong hệ thống của Microsoft datacenter, nhưng cũng có thể kết hợp với Exchange Server và các mailbox dùng riêng. Kết hợp lại, tạo nên 1 hệ thống lại – Hybrid messaging system.
Hệ thống Private Cloud thể hiện sự linh hoạt và có thể đạt được thông bằng cách sử dụng ảo hoá, sử dụng Microsoft Hyper-V hoặc VMware. Nhưng việc nhìn nhận Private Cloud không chỉ là về ảo hoá. Triển khai thành công hệ thống Private Cloud phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Service management: quản lý các dịch vụ và automation – tự động hoá là các tính chất quan trọng trong hệ thống Cloud. Mỗi bước đi, mỗi hành động phải đồng nhất, được lặp lại và được ghi nhận (documented) để giữ platform thống nhất hoàn toàn. Tất cả Server cần được đồng nhất với nhau để có thể cho ra kết quả mà chúng ta có thể đoán trước được. Nếu không có giải pháp Service Management đúng đắn, dịch vụ Cloud sẽ không thể hoàn thành được.
- Applications – chất lượng của các ứng dụng có thể xây dựng hoặc đạp đổ giải pháp cloud của doanh nghiệp. Ứng dụng phải được quản lý từ portal của nhà cung cấp Cloud, phương pháp đo lường càng khả thi, linh hoạt càng tốt. Thêm nữa, khi ứng dụng cần nhiều resource thì cần hệ thống cần phải được scale up.
- Organization – Tổ chức/công ty cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho công nghệ Cloud. Với công nghệ Cloud, doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tập trung từ thuần công nghệ sang các giải pháp hướng tới việc kinh doanh.
Lợi thế to lớn của việc triển khai công nghệ Cloud chính là tốc độ và sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ. Các tài nguyên được gán cho ứng dụng để phù hợp với nhu cầu. Việc đo lường và tính tiền thông thường được thực hiện theo tháng (theo ngày hoặc giờ đều có thể làm được)
Triển khai 1 hệ thống Private Cloud trong hệ thống có thể rất tốn kém, nhưng sẽ thu lại kết quả bất ngờ ngay khi bắt tay xây dựng.
Các lợi ích ích chính của hệ thống Private Cloud:
- Tài nguyên được ảo hoá và chỉ được chia sẻ cho nội bộ doanh nghiệp.
- Các cluster của hệ thống chỉ phục vụ duy nhất cho 1 doanh nghiệp.
- Có thể dùng kết nối thông qua internet, cáp quang và mạng riêng.
- Thích hợp cho hệ thống core và lưu trữ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp.
Hệ thống Private Cloud được định nghĩa bởi sự linh hoạt, và đạt được sự linh hoạt bằng cách tự cấp tài nguyên theo nhu cầu, tạo các hồ chứa tài nguyên và đo lường dịch vụ. Điều này có nghĩa end-user, có thể là các phòng ban hoặc đơn vị kinh doanh, phải chịu trách nhiệm cho việc liệt kê các nhu cầu về điện toán, chứ không phải là các phòng IT. Các bàn phong IT chỉ phải chịu trách nhiệm cho hạ tầng chứ không phải từng tài nguyên đơn lẻ. End-user tự tạo các tài nguyên họ cần, trả phí và có thể huỷ các tài nguyên khi không dùng nữa.
Việc sử dụng giải pháp Private Cloud cho doanh nghiệp khả năng linh hoạt vô cùng lớn, cả về kỹ thuật lẫn tài chính khi doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc chi tiền và kiểm soát mực độ sử dụng của mình.
” Thế Giới Số – Nhà cung cấp HOSTING, VPS, CLOUD, SERVER chuyên nghiệp tại Việt Nam”
1
1
0
0
0