Tin Tức
Buy VPS Hong Kong, VPS Taiwan, VPS Vietnam - Asisa VPS Unlimited bandwidth at unbelievably low prices. Cho thuê VPS Hong Kong, Taiwan, Vietnam giá tốt rẻ nhất, không giới hạn băng thông, IP Hong Kong, IP China, IP Viet Nam
DI CHUYỂN LÊN CLOUD: LÊN HAY KHÔNG LÊN?
DI CHUYỂN LÊN CLOUD: LÊN HAY KHÔNG LÊN?
Cloud một trong những xu huớng thế tất yếu, các nhà cung cấp Cloud tên tuổi như Amazon, Google, Oracle, Microsoft bằng với những sản phẩm Cloud của mình họ “ca tụng” về những lợi ích như là tiết kiệm chi phí mà tăng hiểu quả kinh doanh, tuy nhiên việc quyết định lên Cloud hiện tại cũng được các nhà quản lý CNTT tại Việt Nam cân nhắc, và làm thế nào để lên Cloud hiệu quả.
Không phải là lên hay không lên Cloud mà là lên như thế nào?
Để khởi xướng buổi tranh luận F5 Beer Friday lần thứ 9 với chủ đề “Di chuyển lên Cloud : Lên hay không lên”, Ông Trần Viết Huân – CTO – IBM chia sẻ quan điểm của mình về Cloud không phải là lên hay không lên mà là lên như thế nào?. Nếu cứ giữ khăng khăng một phía, chẳng khác nào chúng ta tự trói buộc mình và phải tự xây dựng tất cả các dịch vụ từ lựa chọn mua hardware, software, build team… Tùy theo ứng dụng mà có một vài ứng dụng di chuyển lên hoặc tạm thời chưa lên Cloud , nếu chấp nhận như vậy thì chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Do đó, hãy mở cho mình một khả năng, đó là “Có thể lên” sẽ tốt hơn.
Về phe không lên Cloud do Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Founder – Elinkgate lý giải cho lựa chọn của mình rằng: ông Hoàng hoàn toàn đồng ý với những lợi ích của Cloud mang lại, tuy nhiên cũng có rất nhiếu tình huống nếu sử dụng các ứng dụng như Microsoft office 365, hay Google, Oracle gần như là bắt buộc trên cloud, và đó làm cho ông cảm thấy dịch vụ Cloud đang ép người dùng phải theo, và theo hoài không rút ra được, thì đó là nguy hiểm với người dùng đầu cuối, nên ông muốn la lên cảnh báo rằng người dùng phải cận thận tìm hiểu hiểu trước, biết rõ về dịch vụ Cloud của nhiều nhà cung cấp khác nhau, không nên quá theo trào lưa Cloud mà còn có các dịch vụ, các vấn đề khác nữa.
Tiếp tục tranh luận quan điểm này thì Ông Nguyễn Ngọc Dũng – CEO – IDB cho rằng: một người không cùng lúc ở hai căn nhà, và vấn đề là có cloud hay không Cloud thì dưới doanh nghiệp nào cũng có hạ tầng, thì tại sao không dùng hạ tấng có sẵn, chỉ cần vài máy chủ vật lý mạnh mạnh một chút, tất cả còn lại bản chất đều là phần mềm và theo xu hướng “Software define network, chưa kịp chuyển sang ảo hết thì đã bỏ hết lên Cloud , trong khi đó các doanh nghiệp cung cấp Cloud tại Việt Nam đôi khi chưa hiểu thật sự Cloud là gì, hay cung cấp đúng bản chất của nó, đôi khi chỉ đặt vài con server tại các trung tâm dữ liệu và với vài thao tác thì gọi là Cloud như vậy không đúng, vì vậy hãy tận dụng tài nguyên có sẵn đã phủ phê rồi, có thể thấy như các công ty lớn như VNPT, VIETTEL, FPT thì họ cũng tận dung tài nguyên sẵn có mà xây dựng cung cấp cho nội bộ hoặc bên ngoài mà không cần phải lên Amazon, Google Cloud…
Ông Huân cho rằng doanh nghiệp phải nhận thức được rằng là nhu cầu của mình là cần dịch vụ hay là cần server? nếu thất sự là server thì tất cả trong một cho khỏe, server bây giờ mạnh cũng không cần xài máy ảo, nhưng nếu nhu cầu là cần ứng dụng ví dụ như email, phần mềm kế toán, chia sẻ tài liệu… thì cũng có 2 lựa chọn là mua về tự cài đặt hoặc là nhà cung cấp cài đặt và quản lý (thuê dịch vụ), tuy nhiên với thuê dịch vụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại không tin nhà cung cấp nào hết, luôn đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan để bảo mật và an toàn dữ liệu, mức độ sẵn sàng của dữ liệu và nếu sợ, xem dữ liệu cực kỳ quan trọng thì phải tự xây dựng hệ thống cho mình, ngoài ra vấn đề muốn sở hữu, kiễm soát, quản lý thì doanh nghiệp nên đặt tại trung tâm dữ liệu của mình chứ không đưa lên Cloud , còn nếu là một phần mềm nhỏ, nhu cầu đơn giản thì rõ ràng lựa chọn lên cloud giải quyết các bài toán về chi phí và mở rộng về sau, hay nói một cách khác nếu cái gì khác với bên ngoài thì không lên cloud, và nếu cái nào không có gì khác biệt thì nên di chuyển lên Cloud.
Cloud không còn là bài toán về chi phí.
Ngày nay bài toán Cloud không còn là tối ưu chi phí mà phải là nhanh. Với các doanh nghiệp Startup hạ tầng nằm trên Cloud, phát triển nhanh chấp nhận rủi ro, và không phải trả tiền quá cao cho đầu tư ban đầu, và cái họ cần là ứng dụng, chứ không phải là server, trong khí đó ở Việt Nam kiếm một ứng dụng như một dịch vụ (SaaS) thì rất hiếm, còn đối với nước ngoài thì rất nhiều nhưng lại bị giới hạn ngôn ngữ, do đó nhu cầu có nhưng nhà cung cấp chưa có, chưa có nhiều lựa chọn và anh muốn nhấn mạnh không có hôm nay không có nghĩa là không có ngày mai, trong tư thế sẵn sàng có nhiều lựa chọn chứ không phải cắt đứt đi lựa chọn của mình.
Lấy ví dụ cụ thể một vài trường hợp ông đã làm cho một đối tác thuộc khối ngân hàng, ban đầu họ cũng chưa lên cloud vì chưa thấy được hiệu quả của chi phí đầu tư, quản lý ra sao, không lên “Private Cloud” vì đầu tư chi phí và quản lý, vì chưa thấy được lợi ích như thế nào, mãi cho đến một năm sau đó thì lại lên Cloud vì lúc này ngân hàng đó có mở rộng thị trường và cần đảm bảo đầy đủ các qui định theo bên Hồng Kong, bài toán đặt ra, thứ nhất là hệ thống ban đầu nhỏ không thể nào đầu tư lớn được, chưa biết được mở rộng như thế nào, do đó xây dựng cloud theo Soft Layer, đăng ký tới đâu thì bổ sung tới đó, thứ hai là về DR cũng không thể đầu tư vì chi phí tốn kém nếu đầu tư cả hệ thống DR 1:1, vì vậy nếu dịch vụ nào không cần 4 tiếng khôi phục thì chỉ cần DR cho database, khi có sự cố thì thiết lặp lại Web, App lên sau đó, và như vậy chi phí trả chỉ là cho phần DR Database.
Ông Cù Trường Vĩnh – Partner Business Manager – Vmware Việt Nam hiện nay doanh nghiệp cũng không tập trung chính vào vấn đề bảo mật, mà là quan trọng là hiểu quả của sản phẩm đó, có tăng doanh thu hay không, có giúp phát triển nhanh chóng hay không. Một xu hướng sắp tối trên thị trường Cloud thế giới là mô hình Cross-Cloud, có có rất nhiều nhà cung cấp Cloud, và nhu cầu dịch chuyển môi trường giữa Private Cloud và Public cloud, và giữa các nhà cung cấp Cloud, giữa các nền tảng Cloud và kỳ vọng sắp tới sẽ có buổi chia sẻ về sự dịch chuyển giữa các Cloud.
Tiếp đó, Ông Phạm Quang Quý – Head of Sale – DMSPro đặt câu hỏi liệu rằng các doanh nghiệp nhỏ thì không hiểu rõ Cloudlà gì? và vai trò người dùng cuối thì làm sao biết cái nào là Cloud hay không? cái nào tốt nhất ở Việt Nam?
Ông Huân phản hồi rằng: Nếu nói doanh nghiệp cần ứng dụng thì quan tâm đến việc cần ứng dụng đó phục vụ như thế nào cho doanh nghiệp, chứ quan tâm làm gì những tai to mắt lớn mà không có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng các ứng dụng văn phòng của Microsoft thì việc lên Cloud thì là Microsoft Azure. Tuy nhiên ở khía cạnh người dùng cần đưa ra các yêu cầu, và đọc kỹ các điều khoản và điều kiện có thoả đáng với nhu cầu hay không, nếu sự cố xảy ra thiệt hại là gì, cách đền bù ra sao đó mới là vấn đề thật sự, chứ không nên quan tâm đến cloud hay không cloud và cloud nào tốt. Đối với Việt Nam thì có thêm một vấn đề nữa là mọi người hay quan tâm đến kiến trúc phần mềm Cloud, hay có đa dạng, đáp ứng trên nhiều nền tảng hay không? … các vấn đề này hãy để cho nhà cung cấp họ lo, người dùng chỉ cần biết có đáp ứng được nhu cầu và chất lượng chi phí thế nào … tuy nhiên các sản phẩm Cloud ở Việt Nam chưa có nhiều, chưa có “chợ” bán(SaaS), nếu chấp nhận ra thị trường nước ngoài, chấp nhận các phần mềm bằng tiếng anh và hỗ trợ bằng tiếng anh thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tuy nhiên vấn đề tiếng anh lại là rào cản của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, ngoài ra các Startup về ERP, CRM gặp trở ngại phải chứng minh được khả năng, uy tín và cũng bởi startup lên nhanh và xuống nhanh vì chưa biết nhu cầu của thị trường thế nào.
ông Huân chia sẻ chi tiết thêm cách đây vài năm cũng có người làm sản phẩm trên nền .NET nhưng lại muốn đưa lên với IBM và hỏi IBM và sẽ nhận được hỗ trợ gì từ IBM?, lúc đó IBM chưa mua Soft Layer chưa có các công cụ chuyển đổi giữa các nền tảng, thì nên xem xét lại làm việc với Microsoft trừ khi có những điểm chính cần mà Microsoft không cung cấp được thì khi đó mới chuyển đổi công nghệ, tuy nhiên lúc này cũng cần cân nhắc kỹ vì câu chuyện chuyển đổi công nghệ không phải là đơn giản, nếu ứng dụng chạy trên open source thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và lúc đó chỉ quan tâm đến các vấn đề cam kết dịch vụ(SLA), dịch vụ hỗ trợ thêm …
Ông Philip Hùng Cao – Founder CSA Việt Nam chia sẻ ở Việt Nam hay lo ngại về bảo mật an toàn, thật ra khi lên cloud đều cũng có những chuẩn mực, những hướng dẫn cho các vấn đề này, vì vậy quan trọng là có quan tâm hay không? có ý chí thực hiện? có người để thực hiện bài bản? đó mới là vấn đề, và doanh nghiệp Việt Nam cần có thời gian, và theo dự đoán và khảo sát các doanh nghiệp của mình, ông tin rằng thời gian tới giữa 2017, đầu 2018 thị trường Cloud Việt Nam sẽ rất sôi nổi, và tới đây sẽ hứa hẹn một chủ đề năm sau về sự chia sẻ “tôi đã lên mây như thế nào?”
Ông Hải Phạm – Founder ITLC với nhiều năm kinh nghiệm làm product online của công ty đa quốc gia thì chưa lên Cloudhoàn toàn, vì một số đặc thù của sản phẩm mà chưa thể đặt ở nước ngoài, và câu chuyện “cá mập cắn cáp” luôn là một vấn đề, thêm vào đó với sự quan sát thị trường Cloud tại Việt Nam thì các đơn vị cung cấp Cloudphải làm về sản phẩm, và phải có sự liên kết với nhau, bởi vì Cloud thế giới cung cấp tốt hơn rất nhiều, còn Việt Nam thì lại chưa theo kịp trào lưu này, việc này cũng làm cho thị trường Việt Nam cũng bị “tèo”, và mong muốn cũng như trắc trở về doanh nghiệp làm Cloud Việt Nam có cơ hội thắng hay không? Và các bên ngồi lại với nhau giải quyết vấn đề này.
Đút kết từ buổi chia sẻ này, ông Huân nhận định rằng tùy theo ứng dụng, tùy theo doanh nghiệp mà ứng dụng được đặt trên trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp, hay đặt trên Cloud, và thì IT Man phải có sự chuẩn bị, lường trước các tình huống, các tác động có thể xảy ra và ảnh hưởng tới doanh nghiệp thế nào, luôn sẵn sàng trong tình huống lên Cloud bất cứ lúc nào.
Nguồn Long Nguyễn
” Thế Giới Số – Nhà cung cấp HOSTING, VPS, CLOUD, SERVER chuyên nghiệp tại Việt Nam”
1 1 0 0 0 0